Module quang là một thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong viễn thông và truyền dữ liệu. Sở hữu ưu điểm cổng SFP có thể chấp nhận cả module quang học và cáp đồng, cho nên hiện nay nó là một trong những thiết bị không thể thiếu của thời đại hệ thống cáp quang. Vậy bạn đã biết gì về module quang? Khi sử dụng thiết bị này chúng ta cần lưu ý điều gì? Hãy đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!.
Module quang hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác như module quang SFS, SFP transceiver…đây là một trong những thiết bị thu phát vô cùng nhỏ gọn. Nó có chức năng kết nối, giám sát cung cấp cho người sử dụng các thông tin cần thiết.
Ngoài ra, module quang còn được dùng để kết nối với các thiết bị mạng như thiết bị chuyển mạch, NIC…Mặc dù chưa được tiêu chuẩn hóa bởi một cơ quan tiêu chuẩn chính thức nhưng module quang đã mang đến những hiệu quả kết nối cao. Không những vậy, với kích thước nhỏ nó đã thay thế cho cả GBIC.
Hiện nay trên thị trường module quang có hai loại để bạn có thể lựa chọn là module quang đa chế độ và module quang đơn chế độ.
Để mang đến chất lượng tốt nhất cho người dùng khi kết nối module quang đa chế độ được thiết kế theo những tiêu chuẩn khắt khe 50/125 hoặc 62.5/125. Ngoài ra, đường truyền của nó còn có thể đạt tốc độ cao nhất lên tới 10GB. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn module quang đa chế độ thì phải biết rằng nó chỉ thích hợp cho việc truyền dữ liệu trong khoảng 550m.
Không giống với module quang đa chế độ, module quang đơn chế độ việc nhận và phân phối tín hiệu được thực hiện chỉ thông qua một lõi đơn. Các bước sóng không nằm trong khoảng 850 nm hoặc 1320 nm mà có những bước sóng khác nhau. Đây chính là một trong những ưu điểm mà module quang đơn chế độ mang lại cho người dùng. Bạn có thể giảm được số lượng lõi cần dùng đến xây dựng mạng.
Nếu bạn không phải là người có kiến thức chuyên môn về thiết bị mạng. Thì việc sử dụng module quang sao cho đúng chắc chắn không dễ dàng. Vì vậy, những lưu ý sau đây sẽ rất có ích cho bạn.
Các loại module quang phổ biến hiện nay