Thiết bị chuyển đổi quang điện

thiet bi chuyen doi quang dien

Thiết bị chuyển đổi quang điện

Các bạn hay mua thiết bị chuyển đổi quang điện hay còn gọi là bộ chuyển đổi quang điện. Nhưng có bao nhiêu người biết được bộ chuyển đổi đó hoạt động ra sao? nguyên lý hoạt động như thế nào? hay khi mua bộ chuyển đổi cần những phụ kiện gì không? như thế nào thì mới hoạt động được. Tôi chắc chắn rằng có rất nhiều bạn không biết về điều đó. Hãy đọc bài viết dưới đây và tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Bộ chuyển đổi quang điện

Bộ chuyển đổi quang điện hay còn gọi là Converter quang (Fiber Optic Media Converter ) một thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang điện. Bản chất của Converter chính là tiếp nhận tín hiệu đầu vào và chuyển đổi ra một loại tín hiệu khác. Cụ thể là chuyển đổi từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện (tín hiệu cáp mạng đồng) và ngược lại. Cũng chính bởi vậy mà converter quang còn được gọi với cái tên khác là bộ chuyển đổi quang điện. Media Converter được sử dụng chủ yếu với các hộp phối quang ODF. Nơi phân phối các mối hàn quang chuyển đổi và truyền tải tín hiệu đường truyền.

Converter quang khắc phục những nhược điểm của các chuẩn điện trên nền cáp đồng. Như tốc độ thấp chỉ với 100Mb/s, khoảng cách truyền ngắn, không vượt quá 100m. Điều này không thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong khi muốn mở rộng và phát triển trong lĩnh vực truyền thông công nghệ. Với những ứng dụng chạy trên PC, video conference, truyền files, truyền hình ảnh, các ứng dụng chạy trên cơ sở dữ liệu thường yêu cầu băng thông lớn hàng trăm Mbps.

Nguyên nhân lỗi cáp quang FPT

Nguyên lý hoạt động

Bộ chuyển đổi quang điện được chia ra làm 2 loại cơ bản đó là:

  • Bộ chuyển đổi 1 sợi quang.
  • Bộ chuyển đổi 2 sợi quang.

Cả 2 loại này thì được chia thêm làm 2 loại nữa để nói về tốc độ của đường truyền tín hiệu là bộ chuyển đổi quang điện 10/100 và bộ chuyển đổi quang 10/100/1000.

Với cả 2 dòng bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi quang và 2 sợi quang này. Đều hoạt động chung với 1 nguyên lý là 1 bên thì phát còn bên kia thì nhận.

– Đầu bên phát: 1 bên có sợi cáp đồng( tín hiệu điện) được cắm vào bộ chuyển đổi quang điện. Sau đó được converter chuyển đổi thành tín hiệu quang. Đưa ra và truyền đi theo sợi cáp quang single mode tối đa được 120km.

– Đầu bên nhận: có nhiệm vụ là đưa tín hiệu quang vào và converter. Sau đó lại chuyển đổi ngược lại từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện và cho ra kết nối với switch hay máy tính.

Trên đây chính là nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi quang điện. Nhưng lại có 1 vấn đề ở đây là tại sao lại có loại 1 sợi quang và loại 2 sợi quang? Nó khác gì nhau? Loại nào thì tốt hơn, ổn định hơn.

Bộ chia quang splitter là gì?

Khi nào cần sử dụng bộ chuyển đổi quang điện

Hiện nay các thiết bị , các hệ thống mạng đều đang chạy trên nền cáp đồng. Bởi vậy mà tốc độ truyền tải và khoảng cách truyền luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Thường thì tốc độ 100Mbps thì khoảng cách truyền dẫn sẽ không vượt quá 100m.

Thực tế là tốc độ này không thể đáp ứng các nhu cầu, ứng dụng chạy trên PC. Khi mà những những ứng dụng này đòi hỏi băng thông cực lớn lên đến hàng 1000Mbps. Trong trường hợp này việc sử dụng đường truyền cáp quang và bộ chuyển đổi quang điện sẽ là giải pháp giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.

Nhân biết bộ chuyển đổi quang điện 1 sợi quang và 2 sợi quang

Như ở trên tôi cũng đã nói thì bộ chuyển đổi quang điện loại 1 sợi quang hay loại 2 sợi quang đều hoạt động trên 1 nguyên lý như nhau không có gì là khác nhau cả. Chúng chỉ khác nhau ở 1 điểm như sau:

  • Bộ chuyển đổi quang điện loại 1 sợi: tín hiệu upload và download đều được truyền trên 1 sợi quang, với cả 2 bước sóng là 1310 và 1550nm. Cả truyền cả nhận kém ổn định hơn, rễ bị trùng nhau hoặc nhiễu.
  • Bộ chuyển đổi quang điện loại 2 sợi: thì tín hiệu upload được đi trên 1 sợi và donwload được truyền trên 1 sợi cũng với 2 bước sóng 1310 và 1550 nm. Như vậy đảm bảo được tín hiệu ổn định hơn không bị trùng hoặc nhiễu.

Sử dụng bộ chuyển đổi quang điện

Nhận biết lỗi bằng đèn Converter Quang

Khi nào sử dụng Converter Quang?