Các giao thức mô hình OSI

mo_hinh_OSI

Các giao thức trong mô hình OSI

Đầu tiên để hiểu được các giao thức trong mô hình OSI gồm những loại nào.

các chức năng của từng giao thức của mô hình OSI.

Thì ta phải hiểu được mô hình mạng OSI là gì.

  • Mô hình mạng OSI hay mô hình 7 tầng OSI (viết tắt của Open Systems Interconnection Reference Model).
  • mô hình căn bản về các tiến trình truyền thông, thiết lập các tiêu chuẩn cấu trúc mạng ở mức độ Quốc tế.
  • Cũng là cơ sở chung để các hệ thống khác nhau có thể liên kết và truyền thông được với nhau.
  • Mô hình OSI tổ chức các giao thức thành 7 tầng.
  • mỗi tầng tập trung giải quyết một phần của tiến trình truyền thông.
  • chia tiến trình truyền thông thành nhiều tầng và trong mỗi tầng có thể có nhiều giao thức khác nhau.
  • thực hiện các nhu cầu truyền thông cụ thể.
  • Mô hình 7 lớp OSI được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở – Open Systems Interconnection bởi ISO và IUT-T khởi xướng.
  • Các giao thức trong OSI là yếu tố vô cùng quan trọng, 2 loại giao thức sử dụng trong mô hình đó là: Giao thức hướng liên kết và giao thức không liên kết.

Giao thức hướng liên kết – Connection Oriented

  • Trước khi bắt đầu quá trình truyền dữ liệu, các thực thể trong cùng một tầng của hai hệ thống khác nhau cần phải thiết lập một liên kết logic chung.
  • Chúng tiến hành trao đổi, thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong quá trình truyền dữ liệu.
  • có thể là cắt bớt hoặc hợp nhất dữ liệu, liên kết sẽ được hủy bỏ. Việc thiết lập liên kết logic này sẽ giúp nâng cao độ tin cậy, an toàn.

Giao thức không liên kết – Connectionless

  • Với các giao thức không liên kết chỉ có giai đoạn duy nhất truyền dữ liệu và dữ liệu khi này được truyền độc lập trên các tuyến khác nhau.

Vai trò và chức năng của 7 tầng OSI

  • Trong mô hình OSI, khả năng kiểm soát sẽ được luân chuyển từ tầng này tới tầng khác.
  • quá trình bắt đầu từ tầng 7, sau đó dần dần được chuyển đến tầng dưới cùng thông qua các kênh tới các station rồi sau đó sao lưu hierarchy.
  • Mô hình OSI 7 tầng tiếp nhận nhiệm vụ liên mạng, tiến hành chia thành các tầng tương ứng được xếp trồng lên nhau.
    Chủ yếu các chức năng của nó được tồn tại ở tất cả các hệ thống giao tiếp.
  • ngoài tên mô hình 7 tầng, 7 lớp thì nó còn hay được gọi là Mô hình Tham chiếu OSI hoặc chỉ là Mô hình OSI.
  • Mô hình gồm 7 tầng OSI là một hệ thống mở, nó có khả năng kết nối thông tin với các hệ thống khác nhau, tương thích với các chuẩn OSI.

Application Layer – Tầng Ứng dụng

  • Chức năng tầng Ứng dụng: là lớp trên cùng, xác định giao diện giữa các đối tác, người sử dụng, chất lượng dịch vụ.
  • đồng thời xác định cả quyền riêng tư hay có bất kì một ràng buộc nào về cú pháp dữ liệu hay không.
  • Tầng Application chỉ cung cấp một nền tảng làm việc cho ứng dụng bên trên.
  • Khi các đối tượng ứng dụng AE (Application Entity) được thiết lập, nó sẽ kết nối với đến các phần tử dịch vụ ứng dụng ASE (Application Service Element).
  • Trong mỗi đối tượng ứng dụng có thể gồm một hoặc nhiều các phần tử dịch vụ ứng dụng.
  • Các phần tử dịch vụ này được kết hợp trong môi trường của thực thể.
  • ứng dụng bằng việc sử dụng các liên kết gọi là đối tượng liên kết đơn SAO (Single Association Object).
  • Đối tượng liên kết SAO điều khiển việc truyền thông, cho phép tuần tự hóa các sự kiện truyền thông.
  • Tầng Application có các dịch vụ ứng dụng cho các tác vụ.
  • email, chuyển tệp, cho các phần mềm. Telnet, FTP là 2 ứng dụng tồn tại ở tầng này.
  • Ví dụ: ứng dụng ở tầng Application: WWW, Telnet, HTTP, FTP, NFS, SNMP.

Tầng trình bày –  Presentation Layer 

  • Tầng thứ hai kế tiếp tầng ứng dụng là tầng trình bày, tầng này nhận lấy các dữ liệu từ tầng ứng dụng.
  • Chức năng: giải quyết các vấn đề liên quan đến các cú pháp và ý nghĩa của thông tin được truyền.
  • Diễn giải thông tin người sử dụng phù hợp với thông tin làm việc của mạng và ngược lại.
  • Trên thực tế, thông tin biểu diễn các ứng dụng nguồn và ứng dụng đích có thể khác nhau bởi các ứng dụng được chạy trên các hệ thống khác nhau.

Tầng phiên Session Layer  

  • Ngay từ các tầng đầu, bạn đã thấy từ session được lặp lại nhiều lần.
  • Ở tầng Session này nó cho phép người dùng có thể sử dụng các máy khác nhau thiết lập, đồng bộ.
  • duy trì phiên truyền thông giữa họ.
  • Hiểu theo cách đơn giản hơn thì Tầng phiên thiết lập “các giao dịch” giữa các thực thể đầu cuối.
  • Ứng dụng phiên cung cấp liên kết giữa 2 đầu cuối sử dụng dịch vụ phiên.
  • sao cho đồng bộ được việc trao đổi dữ liệu đến khi kết thúc thì giải phóng liên kết.

Ví dụ: ứng dụng ở tầng Session: NFS, SQL, RPC, NetBios Names.

Tầng vận chuyển – Transport Layer 

  • Đây là tầng cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu trong các hệ thống mở.
  • tham gia vào việc kiểm soát truyền dữ liệu End-to-End.
  • Chức năng: chia gói tin lớn thành các gói nhỏ trước khi gửi đi.
  • đánh số gói tin để đảm bảo thông tin truyền đi theo thứ tự mong muốn. Đây là lớp cuối phải chịu trách nhiệm về độ an toàn của việc truyền dữ liệu đi.

Ví dụ: ứng dụng ở tầng Transport: TCP, UDP, SPX.

Tầng mạng Network Layer

  • Chức năng: thực hiện việc chọn routing để các gói tin nguồn tới đích trong cùng một mạng hoặc khác mạng.
  • Routing này có thể là cố định, cũng có thể thể được định nghĩa khi bắt đầu trao đổi.
  • cũng có thể đường đi là động cho phép thay đổi theo từng tập tin tùy vào trạng thái của mạng.

Ví dụ: ứng dụng ở tầng Network: IP, IPX.

Tầng liên kết Data Link Layer

  • Chức năng: Đương nhiên là tầng liên kết thì nhiệm vụ của nó là xây dựng nên các mối liên kết, duy trì, hủy bỏ các liên kết dữ liệu.
  • Đồng thời tiến hành việc kiểm soát lỗi, kiểm soát lưu lượng.

Tầng vật lý Physical Layer 

  • Physical Layer trong cấu trúc mô hình OSI thì là tầng thấp nhất.
  • Tại đây thì các đối tượng thực hiện giao tiếp với nhau thông qua một đường truyền vật lý.
  • Chức năng: thực hiện xác định các chức năng, thủ tục về điện, cơ, quang giúp kích hoạt.
  • duy trì và giải phóng các kết nối vật lý giữa hệ thống mạng.
  • Dịch vụ các cơ chế về điện, hàm, thủ tục.
  • Nhằm thực hiện việc kết nối các phần tử của mạng thành một hệ thống bằng các phương pháp vật lý.

Bài viết về mô hình TCP/IP

Sản phẩm chạy mô hình TCP/IP